Cùng về thăm Huế với những nét văn hoá cổ truyền trong dịp tết trung thu. Để thưởng thức các lễ hội, ẩm thực nét đẹp truyền thống mùa tết trung thu tại nơi đây.

Nguồn gốc Lễ Trung Thu
Trung thu hiểu theo từ ngữ “Trung” có nghĩa là ở giữa, tầm 14 và 15 của tháng 8 âm lịch, “Thu” là mùa thu. Mùa Thu là lúc trăng tròn và sáng nhất của năm, đó là lúc thu hoạch gặt hái, chào đón một mùa màng sung túc ấm no, gia đình quây quần bên nhau. Từ đó, người dân sau mỗi mùa vụ thường có những lễ để ăn mừng, tạo thành một dịp lễ. Mãi về sau , dần có nhiều sự tích và tết trung thu trở thành một ngày tết không thể thiếu trong văn hoá Việt Nam.
Có rất nhiều sự tích xoay quanh Tết Trung Thu, cũng chưa ai biết nguồn gốc xuất xứ Tết Trung Thu bắt nguồn từ đâu. Nhưng trong đó trong cuốn sách “Việt Nam Phong Tục” của Phan Kế Bính có 2 phong tục liên quan đến Tết Trung Thu đó là “Tục Rước Đèn Ông Sao” và “Tục Hát Trống Quân”.
- Tục Rước Đèn Ông Sao kể rằng: Vào đời vua Tống Nhân Tông, có con cá chép biến thành yêu, giết hại con nit trong làng, từ đó có vị quan trong triều đã hạ lệnh, cho các trẻ em mang theo đèn lồng hình con cá, để con yêu quái sợ và không thể hại người.
- Tục Hát Trống Quân nói rằng: Đời vua Quang Trung trong lúc đi đánh trận, để các binh sĩ bớt nhớ gia đình, nhà Vua đã tổ chức lễ hội chia ra hai bên giả gái và một bên trai hát đối đáp với nhau để binh sĩ bớt nhớ nhà, và trống làm tiếng nhạc cụ làm nhịp. Từ đó lưu truyền mỗi dịp Lễ Trung Thu phải có tiếng trống.
Các lễ hội, ẩm thực, caption Văn Hóa trong Tết Trung Thu
Rước đèn

Tại một số vùng nông thôn, những nơi mà quan hệ hàng xóm láng giềng vẫn còn được bảo tồn và trân trọng, người ta thường tổ chức cho trẻ em cùng nhau rước đèn đi khắp thôn, xóm, khu phố trong đêm trung thu. Lễ hội rước đèn có thể được phát động bởi chính quyền địa phương hoặc những nhóm thanh niên trong làng xóm. Họ phân công nhau làm những lồng đèn ông sao thật lớn hoặc những lồng đèn thật đẹp để thi thố với nhau trong lễ rước đèn. Tại Phan Thiết (Bình Thuận), người ta tổ chức rước đèn quy mô lớn với hàng ngàn học sinh tiểu học và trung học cơ sở diễu hành khắp các đường phố, lễ hội này được xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam. Đây là lễ hội rước đèn trung thu truyền thống có từ hàng trăm năm nay, và quy mô của lễ hội tại Phan Thiết mỗi năm một hoành tráng và to lớn hơn, tuy nhiên cũng có tính “thương mại” hơn.Tại Tuyên Quang cũng có lễ hội rước đèn lớn, huy động hoàn toàn từ sự sáng tạo của người dân, từng làng từng xóm và chưa bị thương mại hóa.
Múa lân

Múa Lân – Sư – Rồng không những là nghệ thuật trong dân gian mà còn là sự tranh tài với nhau giữa các đội múa. Tùy theo không gian rộng hay hẹp, tùy theo ý nghĩa của dịp lễ hội, đội Lân-Sư-Rồng biểu diễn từng bài, từng cách múa cho phù hợp. Có thể phối hợp múa lân với sư, múa lân với rồng hoặc phối hợp cả ba thể loại với nhau.
Trong màn trình diễn múa lân, sư, rồng, không thể thiếu Ông Địa, một người bụng phệ (do độn vải, nếu không độn thì cần một người béo đóng giả) mặc áo dài, tay cầm quạt giấy to phe phẩy, mang mặt nạ ông địa đầu hói tròn cười toe toét đi theo giỡn lân, giỡn khách xem múa hoặc mua vui cho gia chủ. Ông Địa được cho là hiện thân của Đức Di Lặc, một vị Phật lúc nào cũng tươi vui hiền lành. Truyền thuyết kể rằng Đức Di Lặc đã hóa thân thành người và chế ngự được một quái vật (con lân) từ dưới biển lên bờ phá hoại. Đức Di Lặc hóa thân thành người, gọi là ông Địa, lấy cỏ linh chi trên núi cho quái vật ăn và hàng phục được nó, biến nó thành con thú ăn thực vật.
Từ đó, mỗi năm ông Địa lại dẫn nó xuống núi chúc Tết mọi người, chứng tỏ quái thú đã thành thú lành, cái ác trở thành cái thiện. Ông Địa và con lân đi đến đâu là giáng phúc tới đó nên nhà nào cũng hoan hỷ treo rau xanh và giấy đỏ đón chào. Sau này, người có tiền thường treo giải bằng tiền buộc trong một miếng vải đỏ, treo cùng bắp cải hoặc rau xanh. Lân phải trèo lên cao lấy bằng được “thức ăn” này. Tất nhiên, ông Địa không cùng trèo với Lân mà chỉ cùng lân múa, phe phẩy chiếc quạt to, ru lân ngủ hoặc đánh thức lân dậy. Cảnh ông Địa vuốt ve lân và lân mơn trớn ông Địa, thể hiện được tình cảm và sự hòa hợp sâu sắc giữa loài vật và loài người trong một bầu không khí thanh bình, hoan lạc.
Bày cỗ

Mâm cỗ Trung Thu thông thường có trọng tâm là con chó được làm bằng tép bưởi, được gắn 2 hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm hoặc là loại bánh chay có hình lợn mẹ với đàn lợn con béo mũm mĩm, hoạt hình cá chép là những hình phổ biến. Hạt bưởi thường được bóc vỏ và được xiên vào những dây thép, phơi khô từ 2-3 tuần trước khi đến hôm rằm, và đến đêm Trung Thu, những sợi dây bằng hạt bưởi được đem ra đốt sáng. Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai…và bưởi là thứ quả không thể thiếu được.
Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu. Phong tục trông trăng cũng liên quan đến sự tích Chú Cuội trên cung trăng, do một hôm Cuội đi vắng, cây đa quý bị bật gốc bay lên trời, chú Cuội bèn bám vào rễ cây níu kéo lại nhưng không được và đã bị bay lên cung trăng cùng với cây đa của mình. Nhìn lên Mặt Trăng, có thể thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, và trẻ em tin rằng, đó là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa.
Các loại bánh trung thu
Bánh nướng

Bánh nướng được làm với lớp vỏ bánh là bột mì và có chút dầu ăn. Đường để trộn vào vỏ bánh thường được nấu với mạch nha để chuyển thành màu hổ phách và để càng lâu càng tốt (thường các nhà làm bánh sau tết trung thu nấu nước đường, cất kỹ để tới tận mùa sau mới dùng). Trước kia tại Việt Nam nhân bánh nướng thường là nhân thập cẩm, có chút lá chanh thái chỉ, thịt mỡ, mứt, hạt dưa, lạp xưởng.
Sau khi nặn bánh, ép khuôn, bánh được cho vào lò nướng. Quy trình nướng chia làm hai giai đoạn trong đó khoảng 2/3 thời gian nướng là giai đoạn đầu tiên. Sau đó bánh được dỡ ra, làm nguội, phết lòng đỏ trứng gà lên rồi cho vào nướng tiếp 1/3 thời gian còn lạ
Bánh Pía

Loại bánh có vỏ ngoài làm bằng bột mì có nhiều lớp da mỏng bao lấy nhân. Da ngoài dày thường in chữ, nhân làm bằng đậu xanh và mỡ heo. Ở Việt Nam, bánh pía là đặc sản của Sóc Trăng, phổ biến ở nhiều tỉnh, thành miền Nam mà đặc biệt là Tây Bắc Bộ
Bánh Pía được gọi là bánh trung thu của miền Tây, mang ý nghĩa đón trăng rằm tháng 8. Càng về sau bánh pía lại trở thành món ăn tinh thần, tượng trưng sự sum vầy của gia đình.
Bánh dẻo

Theo truyền thống bánh dẻo trung thu được làm với vỏ bánh là bột gạo nếp rang xay mịn, nước đường kính trắng đun sôi để nguội (không dùng mạch nha như bánh nướng), nước hoa bưởi. Nhân bánh làm từ các thực phẩm, nguyên liệu đã chín. Bánh được nặn xong ép khuôn và có thể sử dụng ngay không cần cho vào lò nướng.
Tặng quà cho bé đơn giản
- Tặng cho bé các bộ tô màu trung thu



- Handmade các món đồ chơi tặng bé

Ngắm trăng
Người ta thường ngắm trăng vào đêm trung thu vì thời điểm này là tốt nhất để ngắm trăng, vào giữa đêm
Muốn ăn lúa tháng Năm, trông trăng rằm tháng Tám.
- Tỏ trăng Mười Bốn được tằm, đục trăng hôm Rằm thì được lúa chiêm.
Caption hay về trung thu cho bé
- Chúc mừng Trung Thu đầu tiên của con. Ba mẹ mong con luôn giữ mãi nụ cười trên môi, luôn khỏe mạnh, bình an và vui tươi như thế này con yêu nhé
- Trung Thu của em bé với cô và các bạn đây ạ. Chúc em bé của bố mẹ thật nhiều sức khỏe, luôn vui vẻ bình an và hạnh phúc nhé.
- Con yêu, con luôn là niềm tự hào, niềm hạnh phúc to lớn của ba mẹ. Nhân dịp Tết Trung Thu, ba mẹ chúc con luôn vui vẻ, mạnh khỏe, chúc con một đời an nhiên con yêu nhé.
- Trung thu tới rồi, phá cỗ thôi nào… Chị Hằng và chú Cuội chúc các bé một Trung Thu vui vẻ và nhận được thật nhiều quà.
- Chúc mừng Tết Trung Thu đầu tiên của công chúa nhỏ. Hôm nay con vui lắm phải không? Con cười tít mắt nãy giờ đó. Ba mẹ mong sao con luôn bình an, khỏe mạnh, yên vui.
- Chúc con yêu có một ngày Tết Trung Thu thật vui vẻ, hạnh phúc. Cả nhà yêu con thật nhiều.
- Cuộc sống có đôi lúc khiến mẹ mệt mỏi, muốn buông xuôi nhưng chỉ cần nhìn thấy con là mọi phiền muộn của mẹ đều tan biến hết. Chúc con có một ngày Tết Trung Thu vui vẻ con yêu nhé.
Các Bài hát Tết Trung Thu
Bài Chiếc đèn ông sao: (Nhạc sĩ: Phạm Tuyên)
Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu
Cán đây rất dài, cán cao qua đầu
Em cầm đèn sao em hát vang vang
Đèn sao tươi màu của đêm rằm liên hoan…tùng dinh dinh, tùng tùng tùng dinh dinh
Bài Đêm trung thu: (Nhạc sĩ:Phùng Như Thạch)
Thùng thình thùng thình trống rộn ràng ngoài đình
Có con sư tử vui múa quanh vòng quanh
Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng
Dưới ánh trăng vàng em cất tiếng hát vang
Bài Rước đèn tháng tám: (Nhạc sĩ Đức Quỳnh (tên thật là Vân Thanh)
Tết Trung Thu rước đèn đi chơi
Em rước đèn đi khắp phố phường
Lòng vui sướng với đèn trong tay
Em múa ca trong ánh trăng rằm
Đèn ông sao với đèn cá chép
Đèn thiên nga với đèn bươm bướm
Em rước đèn này đến cung trăng
Đèn xanh lơ với đèn tím tím
Đèn xanh lam với đèn trắng trắng
Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu
Thơ về Tết Trung Thu
Trung Thu vốn là nguồn cảm hứng lớn cho các thi sĩ từ xưa đến nay, trong đó có nhà thơ đời Đường Đỗ Phủ với bài Trung thu:
Thu cảnh kim tiêu bán
Thiên cao nguyệt bội minh
Nam lâu thùy yến hưởng
Ty trúc tấu thanh thanh
Bản dịch của Thái Giang:
Cảnh thu nay đúng nửa rồi
Trăng thu thêm sáng, khung trời thêm cao
Lầu nam ai rót rượu đào
Tiếng tơ, tiếng trúc thanh tao nhịp nhàng
Nhà thơ Tản Đà cũng nhắc đến ngày Trung thu với các câu thơ:
Có bầu có bạn can chi tủi
Cùng gió cùng mây thế mới vui
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười.
Nguyễn Du
Khi chén rượu khi cuộc cờ,
Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên
Các hoạt động đáng chú ý sắp diễn ra Tết Trung Thu ở Huế

Hội đèn Lồng Festival Huế 2023

Chương trình diễn ra từ ngày 25/09/2023 – 29/09/2023 tại Phủ Nội Vụ, Đại Nội – Huế gồm các hoạt động trưng bày triển lãm đèn lông, trưng bày chủ đề ký ức Tết Trung Thu cổ truyền Việt Nam, trưng bày những mâm cỗ Trung Thu truyền Thống, những chiến đèn lồng lung linh con thú dành cho trẻ em cùng hàng trăm mẫu con giống bột.
Hội đèn lồng Huế 2023 mở cửa phục vụ miễn phí tham quan vào ban đêm. Kính mời Quý Khách đến tham dự bắt đầu lúc 19h00 đến 22h00 từ ngày 25/09/2023 đến ngày 28/09/2023 và đi vào từ cửa Hiển Nhơn. Nếu Quý Khách đi bằng phương tiện ô tô vui lòng đi cửa Hoà Bình, đậu đỗ xe theo khu vực đã quy định.
Lễ Hội Quảng Điền Lân Sư Rồng và Rước Đèn Trung Thu

Thời gian từ 17h30- 19h ngày 25/09/2023. Lộ trình: Công viên Trịnh Công Sơn – Chi Lăng – Nguyễn Du – Chù Ông – Ngự Viên – Bạch Đằng – Công viên Trịnh Công Sơn
Thời gian từ 17h30- 19h ngày 26/09/2023. Lộ trình: Công viên Trịnh Công Sơn – Cầu Gia Hội – Trần Hưng Đạo – Cầu Trường Tiền – Hùng Vương – Bến Nghé – Đội Cung – Lê Lợi – Đại Học Sư Phạm Huế
Các địa điểm check in Lễ Trung Thu cực xinh ở Huế




